Tranh chấp phí bảo trì nhà chung cư, vấn đề muôn thủa

234

Tranh chấp phí bảo trì nhà chung cư là một trong những vấn đề luôn nóng từ trước đến nay. Vấn đề này đã diễn ra trong nhiều năm qua, tuy nhiên vẫn chưa có cách giải quyết triệt để, chưa có luật cụ thể, chế tài phù hợp để xử lý những chủ đầu tư không bàn giao phí bảo trì cho cư dân.

Tin tức liên quan:
♦ Tìm hiểu về phí bảo trì mà người mua căn hộ chung cư phải trả
♦ Ban đại diện lâm thời cư dân có được phép quản lý phí bảo trì chung cư
♦ Thời hạn sử dụng của chung cư liệu có phải là vĩnh viễn
♦ Cải tạo chung cư cũ, những vướng mắc cần được giải quyết
♦ Phí dịch vụ mà người sở hữu chung cư phải trả sử dụng để làm gì ?

Hiện nay chỉ có khoảng 20% chủ đầu tư bàn giao quỹ bảo trì nhà chung cư cho cư dân quản lý, con số này đã phần nào thể hiện rõ nét tình trạng tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân tại các chung cư ngày càng gay gắt. Rất nhiều tranh chấp, biểu tình liên tục trong thời gian vừa qua. Một trong số những chủ đầu tư đang vấp phải phản ứng quyết liệt của cư dân là dự án CT6 BEMES, Hà Đông.

Tranh chấp xung quạnh quỹ bảo trì căn hộ, chung cư. Cần có những biện pháp cụ thể để tránh việc chủ đầu tư chây ì
Tranh chấp xung quạnh quỹ bảo trì căn hộ, chung cư. Cần có những biện pháp cụ thể để tránh việc chủ đầu tư chây ì

Trong các thông báo mới nhất gửi các cư dân tại khu chung cư này, Công ty CP sản xuất  – xuất nhập khẩu BEMES cho rằng họ chưa thu 2% phí bảo trì này vào thời điểm mua bán căn hộ là năm 2013 do trong hợp đồng mua bán nhà đã không đề cập đếnkhoản phí bảo trì. Thông báo này đã gặp phải phản ứng cực kỳ gay gắt từ phí cư dân vì họ họ cho rằng phí bảo trì 2% đã bao gồm trong tổng giá trị căn hộ mà chủ đầu tư đã thu đầy đủ từ cư dân ngay trong thời điểm bàn giao căn hộ.

Bởi đại diện ban quản trị chung cư này cho rằng, khi đã có biên bản bàn giao nhà thì chủ người mua nhà không phải nộp bất kỳ một khoảng chị phí vào khác. Theo đó hơn 1.600 căn hộ ở khu chung cư CT6 này sẽ không có kinh phí để bảo trì, bảo dưỡng kịp thời các hạng mục, công trình bị xuống cấp.

Ở một số dự án khác mặc dù đã có những cuộc họp giữa các bên và chính quyền địa phương suốt một thời gian dài. Tuy nhiên vẫn chưa đi đến thống nhất và chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện được.

Phí bảo trì chung cư giúp duy trì các hoạt động ổn định cho tòa chung cư đó, do đó đối với những chung cư không thể thống nhất được khoản phí bảo trì này hoặc bạn đại diện không được bàn giao phần quỹ bảo trì này từ chủ đầu tư thì dẫn tới tình trạng ban quản trị chung cư hoàn toàn bị động khi có bất kỳ hỏng hóc này xảy ra.

Với mức phí không hề nhỏ ( 2% giá trị căn hộ ) của hàng trăm dự án đã đi vào hoạt động thì số tiền có thể là hàng trăm tỷ, thậm chí là hàng nghìn tỷ không biết nơi đâu. Trong khi việc tranh chấp vẫn tiếp tục diễ ra nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có cách giải quyết.

Cần giám sát chặt chẽ và có những chế tài đủ mạnh để răn đe

Có thể thấy phần lớn đều do nguyên nhân chủ đầu tư giữ quỹ bảo trì mà không bàn giao cho ban quản trị, cũng có những chủ đầu tư do làm ăn thua lỗ mặc dù đã thu tiền nhưng không có khả năng tri trả. Mặt dù đã có quy định rõ ràng trong Luật Nhà ở rằng chủ đầu tư phải bản giao khoản phí này ngay khi ban quản trị tòa nhà đó được thành lập.

Tuy nhiên, một phần cũng là bởi giám sát chưa thực sự chặt chẽ dẫn tới tình trạng này. Quan trọng hơn có những chủ đầu tư mặc dù chậm trễ nhưng vẫn không bị xử lý nghiêm. Do đó cần phải có những biện pháp đủ mạnh để xử lý những chủ đầu tư chây ì quỹ bảo trì chung cư.

Trong thời gian tới hi vọng sẽ có thêm những chế tài đủ mạnh để răn đe, giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn trên, nhằm đảm bảo quyền lợi của cư dân.

Cùng chuyên mục: Căn hộ chung cư
Chia sẻ bài viết !